“Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi
Nên người đã tạo ra những người ‘mẹ’”.
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta hình ảnh của người mẹ luôn để lại một dấu ấn vô cùng đậm nét. Nếu cha yêu thương bao bọc ta sâu nặng nhưng nghiêm khắc thì mẹ lại yêu thương ta một cách nhẹ nhàng mà nồng ấm. Học chương IV Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng trong ngữ văn lớp 8, ta càng thấm thìa tình mẫu tử sâu nặng và đặc biệt là tấm lòng của đứa con với mẹ qua hình ảnh bé Hồng.
(trích đoạn bài giảng Trong lòng mẹ của cô Lê Hạnh)
Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm trong cảnh nghiện ngập và nghèo túng, mẹ cùng quẫn đã phải bỏ con đi tha phương cầu thực, Hồng sống với bà cô ghẻ lạnh, cay nghiệt và độc ác.
Hồng rất thương mẹ và cũng hiểu lòng mẹ, chính vì thế em luôn mong sẽ có ngày mẹ trở về và được gặp lại mẹ. Rồi ngày ấy cũng tới, em được gặp lại mẹ sau bao tháng ngày mong ngóng, em được hưởng tình yêu thương ấm áp của mẹ. Hạnh phúc được gặp mẹ đến bất ngờ khiến em cuống quýt, vụng về. Mẹ kéo tay em, xoa đầu em hỏi thì em òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Em cảm thấy mẹ không xơ xác như lời cô kể mà “ Gương mặt mẹ sáng hơn, với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má, trông mẹ đẹp như thưở còn sung túc”. Thế rồi Hồng sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được xà vào lòng mẹ. Em mong mình bé lại để lăn vào lòng mẹ và để đôi bàn tay mẹ vuốt ve.
Qua cuộc hội ngộ của chú bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: “Tình mẫu tử là thiêng liêng, là bất diệt. Không ai , không một thế lực nào có thể ngăn cản tình mẫu tử”.
Qúy thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo bài dạy đầy đủ và các bài dạy để học tốt ngữ văn lớp 8 do cô Lê Hạnh giáo viên nổi tiếng, chuyên văn tại trường chuyên Nguyễn Tất Thành – Hà Nội giảng dạy
Thai Thuy Linh vừa bình luận "em cảm ơn cô"
Phạm Thư vừa bình luận "hay"
Phạm Thư vừa bình luận "mai khong vao duoc c..."
vừa bình luận "asdfghjiuuuuuuytrewq..."
Phạm Thư vừa bình luận "chi oi. hay lam a. "